Tuesday
2024-03-19
9:41 AM
Welcome Guest
RSS
 
DÙ KHÓ KHĂN ĐẾN ĐÂU CŨNG THI ĐUA DẠY TỐT , HỌC TỐT.
Trang chủ Đăng ký Đăng nhập
Lao động.Hướng nghiệp »










Background Image For Button by FreeButtons.org v2.0
Danh mục

Đánh giá
Rate my site
Total of answers: 263

Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Login form

-- Untitled Document
QTPN
Photo
0
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề

Có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc "thái độ không đúng”, còn loại nguyên nhân thứ hai do thiếu hiểu biết về các nghề. Dưới đây là một số nguyên nhân đó:

1. Cho rằng nghề thợ thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên THCS thua kép giáo viên THPT… Thực ra mỗi nghề (hay đúng hơn là mỗi chuyên môn đó) có những bậc thang tay nghề của nó. Ví dụ, công nhân cơ khí có 7 bậc tay nghề. Người công nhân được đào tạo theo chương trình riêng, họ có vai trò quan trọng riêng trong các nhà máy, xí nghiệp. Một số bạn đã coi nhẹ công việc của người thợ, của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ coi trọng công việc kỹ thuật, của thầy giáo dạy ở bậc trung học hoặc đại học, của bác sĩ… Chính vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự đào tạo bậc đại học.

2. Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chân tay là nghề thấp hèn, chê nhiều công việc dịch vụ là không "thanh lịch”, v.v… Thường thường, những bạn này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của nghề với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được.

3. Dựa dẫm vào ý kiến người khác, không độc lập việc quyết định chọn nghề. Vì thế đã có nhiều bạn chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích của người lớn, theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp.

4. Bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ, như với các nghề diễn viên điện ảnh, dẫn chương trình, người mẫu thời trang… rất hấp dẫn với các bạn trẻ, nhưng để thạo nghề thì phải rèn luyện gian khổ, vì vậy cũng dễ gây chọn nghề nhầm lẫn đối với ai chỉ thích vẻ hào hoa bề nổi của nghề đó. Hoặc nhiều bạn thích đi đây đi đó nên chọn nghề thăm dò địa chất, khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hóa và khoa học, do đó tỏ ra chán nghề. Có người chỉ tin vào quảng cáo của các cơ sở đào tạo mà chọn nghề vào học cũng sẽ dễ chán trường, chán nghề.

5. Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hóa nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song, nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, dám xông xáo… thì không thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích.

6. Có quan niệm "tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ ngày nay. Vì vậy, có bạn cho rằng học xong cấp I là đủ kiến thức để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có bạn lại nghĩ, với vốn liếng lớp 12, mình học ở trường nghề nào mà chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn luôn học hỏi, trau dồi năng lực thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động.

7. Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề. Do đó, có hai tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân. Cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay: Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối. Còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn. Có trường hợp ngộ nhận mình có năng khiếu về nghề hấp dẫn, thời thượng mà chọn nghề, khi vào nghề gặp thất bại sẽ chán nản.

8. Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này cũng rất dễ gây nên những tác hại lớn: người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng và phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề "dầu mỡ”, v.v
Photo
0
Photo
Ban biên tập trường TAH
Phan cach




TRƯỜNG THCS TÂN AN HỘI TỔ CHỨC LAO ĐỘNG ĐỂ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG CHO HỌC SINH



Photo
0
Photo
Hệ lụy từ việc bỏ giáo dục lao động

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc đánh giá xếp loại học sinh dựa vào bốn mặt: văn hóa, đạo đức, lao động và văn thể mỹ. Đây là những tiêu chuẩn được các nhà giáo dục đánh giá là phù hợp, toàn diện trong đánh giá, phân loại học sinh. Nhưng thực tế nhiều năm qua, hầu hết các trường phổ thông chỉ đánh giá học sinh trên ba mặt: văn hóa, đạo đức, văn thể mỹ, còn lao động dường như "cho qua". Bởi, từ quét dọn sân trường, các phòng học, đến lau chùi bàn ghế, bảng đen... trong nhà trường đều đã được "dịch vụ hóa".

Đầu năm, họp phụ huynh, nhà trường thường đưa ra chủ trương, phụ huynh đóng tiền để thuê người vệ sinh lớp học, phòng ốc với nhiều lý do thuyết phục như: "lao động phải tốn thời gian, ít nhiều ảnh hưởng đến học hành của các em"...

Vậy là, học sinh nhiều trường từ thành phố tới tỉnh lẻ đều vui vẻ bỏ qua các tiết học "lao động”, chỉ chú tâm vào học tập và tham gia các hoạt động, phong trào khác. Giáo viên chủ nhiệm có cái "khỏe” là không phải soạn giáo án lao động và hướng dẫn học sinh lao động (4 tiết/tuần, trong đó có 1 tiết hướng dẫn lao động). Ban lao động nhà trường cũng chỉ tồn tại trên danh nghĩa, giấy tờ. Sự chậm chạp, ít hoạt động cơ bắp, không chỉ có ở học sinh khu vực thành phố mà còn bắt đầu xuất hiện nhiều ở học sinh nông thôn là một trong những hệ lụy của việc bỏ quên giáo dục lao động.

Thời phổ thông 20 năm về trước, ngoài lao động quét dọn, lau chùi bàn ghế trong không gian trường; thỉnh thoảng, một năm khoảng hai lần, HS còn được nhà trường đưa đi lao động xã hội chủ nghĩa, đào đắp, nạo vét kênh mương cho người dân địa phương. Qua những lần lao động ấy, tình cảm, tình đoàn kết, sự hợp tác của lớp học trò càng thêm thắt chặt, gắn bó; đồng thời cũng thấu hiểu được một phần nào đó của giá trị lao động và nỗi vất vả của người nông dân.

Còn bây giờ, học sinh THCS, THPT, kể cả ở khu vực nông thôn, dường như không có những chuyến đi lao động tập thể bên ngoài nữa. Phải chăng, thời nay, việc rèn luyện học sinh biết lao động, yêu lao động là không cần thiết?

( Đỗ Tấn Ngọc  Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Sơn Tịnh - Quảng Ngãi )




Photo
0
Photo
0
Photo
Tìm kiếm

Calendar
«  March 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31

Web liên kết
  • Phòng Giáo Dục
  • Mail Yahoo VN
  • Online Games
  • Bách khoa toàn thư
  • Ngôn ngữ HTML
  • Báo Thanh Niên

  • "BẢNG ĐIỂM HKI 2013 2014
  • "KQ HOC TẬP 2013 2014
  • "CHUYÊN CẦN CÁC KHỐI 2014
  • "KẾT QUẢ HSG K9 2014
  • "HS CÁC KHỐI NĂM 2013
  • "QUYỀN TRẺ EM
  • "ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI 2012
  • "ĐẠI HỘI CHA MẸ HS 2012
  • "THẨM ĐỊNH CHUẨN QG
  • "CHÀO MUNG 20/11
  • "ĐẬP HEO ĐẤT
  • DHLD6
    Flag Counter

    Bản quyền sử dụng của trường THCS Tân An Hội 2011 . Mọi bài vở tham gia xin gởi về địa chỉ : tananhoi2011@yahoo.com.vn